Bỏ lỡ sự kiện?

Đăng ký và bắt đầu xem lại ngay

Tiếp tục
Redesign BFSI Operations: Tối ưu vận hành, tăng nhanh lợi nhuận banner

Quay lại

Facebook icon
Linkedin icon
Copy link icon
Geek Up icon

Redesign BFSI Operations: Tối ưu vận hành, tăng nhanh lợi nhuận

Date is happening eventJan 11, 2023

Vào ngày 24/11/2022, công ty công nghệ phần mềm GEEK Up đã tổ chức workshop DPA10 với chủ đề “Redesign BFSI Operations: Tối ưu vận hành, tăng nhanh lợi nhuận” nhằm trao đổi về việc đâu là những lựa chọn giải pháp số giúp các tổ chức Tài chính – Ngân hàng tối ưu chi phí vận hành và bứt phá lợi nhuận trong thời điểm hiện tại và tương lai.

Digital Product in Action (DPA) là chuỗi workshop GEEK Up thiết kế dành riêng cho quản lý cấp cao trong doanh nghiệp đang quan tâm đến xây dựng sản phẩm số và tăng trưởng kinh doanh thông qua chuyển đổi số, nhằm mở ra không gian chia sẻ và thảo luận cởi mở giữa các cấp quản lý doanh nghiệp, chuyên gia Digital Product và cộng đồng đam mê xây dựng sản phẩm số nói chung. Chuỗi sự kiện xoay quanh chủ đề hướng tiếp cận đúng trong quá trình xây dựng sản phẩm số, đi kèm những chia sẻ về các case-study thực tế.

Sự kiện DPA10 được chia thành 3 phần với sự đồng hành của 3 chuyên gia:

  • Phần 1: Bàn về cơ hội và thách thức khi tối ưu hoạt động vận hành của doanh nghiệp BFSI (Banking, financial services and insurance) với sản phẩm số, được chia sẻ bởi Ms. Anh Nguyễn, hiện đang là Banking Advisor.
  • Phần 2: Cắt giảm chi phí vận hành, gia tăng trải nghiệm khách hàng bằng giải pháp Tài chính nhúng, được trình bày bởi Ms. Amy Lê, hiện đang là Head of BD & Partnerships tại Credify.
  • Phần 3: Phát triển sản phẩm số tối ưu hiệu quả hoạt động BFSI cùng với Mr. Hoàng Nguyễn, Head of Product Design tại GEEK Up.
Chương trình sự kiện DPA10
Chương trình sự kiện DPA10

Phần 1: Tối ưu hoạt động vận hành của doanh nghiệp BFSI với sản phẩm số

Mở đầu workshop là phần trình bày của Ms. Anh Nguyễn, hiện đang là Banking Advisor với hơn 30 năm kinh nghiệm, về bài toán tối ưu chi phí trên lợi nhuận của các doanh nghiệp Tài chính – Ngân hàng (CIR) trong và sau đại dịch.

Theo bà, có 2 nguyên nhân lớn nhất mà doanh nghiệp BFSI cần thực hiện quá trình chuyển đổi số. Đầu tiên, chi phí cho hệ thống vận hành theo cách truyền thống quá tốn kém. Thứ hai, chuyển đổi số đã và đang là xu hướng tất yếu của ngành Tài chính – Ngân hàng.

Vấn đề chi phí và xu hướng toàn ngành là 2 nguyên nhân lớn nhất doanh nghiệp BFSI buộc phải chuyển đổi số.
Vấn đề chi phí và xu hướng toàn ngành là 2 nguyên nhân lớn nhất doanh nghiệp BFSI buộc phải chuyển đổi số.

Bà Anh bổ sung, một tình trạng khá phổ biến ở các doanh nghiệp BFSI là quy trình làm việc chưa thật sự hiệu quả, có nhiều thao tác thừa và lặp đi lặp lại. Bên cạnh đó, các tổ chức Tài chính – Ngân hàng đang tập trung quá nhiều thời gian và nhân lực cho quá trình Hạch toán – Kế toán. Điều này ảnh hưởng đến mối quan hệ với khách hàng, đối tượng phải dành nhiều ngân sách hơn để chi trả cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nhiều tổ chức Tài chính – Ngân hàng đang tiêu tốn không ít ngân sách để cải thiện, nâng cấp hệ thống phần mềm quản lý, bởi hệ thống hiện tại sử dụng công nghệ đang dần lạc hậu qua thời gian, độ tương thích thấp. Ngoài ra, một vấn đề khác đó là nhiều doanh nghiệp BFSI không tập trung xây dựng hệ thống dữ liệu khách hàng, dẫn đến việc không có đủ dữ liệu phân tích, đánh giá xu hướng hoạt động kinh doanh trong tương lai.

Case-study: Thủ tục tạo tài khoản tiết kiệm trực tuyến nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều so với phương thức truyền thống.
Case-study: Thủ tục tạo tài khoản tiết kiệm trực tuyến nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều so với phương thức truyền thống.

Đối với xu hướng chung của ngành, chuyển đổi số là điều không thể tránh khỏi. Do vậy, các tổ chức Tài chính – Ngân hàng bắt buộc phải thực hiện quá trình chuyển đổi số để duy trì, phát triển thêm thị phần. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần tìm ra giải pháp để tối ưu năng suất lao động của nhân viên; nâng cao trải nghiệm cho khách hàng; cuối cùng là xây dựng hệ thống dữ liệu đầy đủ và minh bạch.

Chuyển đổi sang mô hình lấy khách hàng làm trung tâm là điều cốt lõi khi tối ưu hệ thống vận hành cho doanh nghiệp BFSI.
Chuyển đổi sang mô hình lấy khách hàng làm trung tâm là điều cốt lõi khi tối ưu hệ thống vận hành cho doanh nghiệp BFSI.

Như vậy, làm cách nào để tối ưu hệ thống vận hành cho doanh nghiệp BFSI? Bà Anh chia sẻ, các tổ chức Tài chính – Ngân hàng cần chuyển đổi sang mô hình lấy khách hàng làm trung tâm (Customer Centric Model). Điều đó có nghĩa là thay vì kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ đang có, các doanh nghiệp nên chuyển sang những sản phẩm khách hàng đang thật sự cần.

Để tiến hành chuyển sang mô hình này, doanh nghiệp cần lưu ý những yếu tố sau:

  • Tái cấu trúc hệ thống nhân sự: Doanh nghiệp nên tập trung giữ lại những nhân sự có kinh nghiệm và chuyên môn cao, gắn bó lâu dài với tổ chức.
  • Ưu tiên nhóm khách hàng phổ thông (Mass market): Hầu hết các tổ chức Tài chính – Ngân hàng hiện nay đều tập trung vào nhóm khách hàng dễ tiếp cận nhất, bao gồm: cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Xác định phạm vi tiến hành chuyển đổi: Bà Anh cho rằng, nên bắt đầu tích hợp và gia tăng trải nghiệm số cho khách hàng, theo cấp độ từ đơn giản đến phức tạp. Sau một thời gian chuyển đổi, doanh nghiệp nên thăm dò thị hiếu khách hàng dựa trên dữ liệu có sẵn. Từ đó, tiếp tục nghiên cứu để đưa ra những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất nhằm xây dựng tệp khách hàng trung thành.

Phần 2: Cắt giảm chi phí vận hành, gia tăng trải nghiệm khách hàng bằng giải pháp Tài chính nhúng

Tiếp theo là phần chia sẻ của Ms. Amy Lê, hiện đang là Head of BD & Partnerships tại Credify, về giải pháp Tài chính nhúng (Embedded Finance) giúp cắt giảm chi phí, đồng thời nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Bà Amy giải thích, các doanh nghiệp BFSI vận hành theo cách truyền thống đang thiếu nhân lực, chi phí và công nghệ hiện đại để thu hút thêm khách hàng mới. Trong khi đó, giải pháp Tài chính nhúng sẽ mang lại những lợi ích to lớn như sau:

  • Tối ưu chi phí vận hành: Các tổ chức Tài chính - Ngân hàng dễ dàng tiếp cận nhiều thị trường khác nhau chỉ với một lần tích hợp. Cụ thể hơn, đó là tích hợp tính năng thanh toán hoặc mua trước, trả sau vào các ứng dụng, website của các sàn thương mại điện tử, hệ thống bán lẻ,.. Như vậy, các tổ chức Tài chính - Ngân hàng có thể xuất hiện đúng nơi, đúng lúc khách hàng đang cần.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Giải pháp Tài chính nhúng sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng sử dụng dữ liệu khách hàng có sẵn để lọc trước (pre-filter), từ đó đưa ra đề xuất cá nhân hóa phù hợp nhất nhằm tạo động lực mua sắm cho khách hàng.
  • Giảm thiểu chi phí thu hút khách hàng (Customer Acquisition Cost): Giải pháp Tài chính nhúng tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận chính xác tệp khách hàng mục tiêu, đồng thời giúp quá trình thẩm định khách hàng diễn ra suôn sẻ hơn.

Bà Amy nói thêm, với giải pháp Tài chính nhúng, quy trình thẩm định sẽ tiện lợi và hạn chế rủi ro nhờ vào công nghệ eKYC (công nghệ trực tuyến xác minh giấy tờ, sinh trắc học theo thời gian thực) và Phone metadata for pre-qualifying (công nghệ phân tích mức độ tín nhiệm của khách hàng thông qua giọng nói, bất kể ngôn ngữ hoặc nội dung đang trao đổi là gì).

Case-study: Credify hỗ trợ Ngân hàng OCB tích hợp tính năng Mua trước, trả sau bằng giải pháp Tài chính nhúng.
Case-study: Credify hỗ trợ Ngân hàng OCB tích hợp tính năng Mua trước, trả sau bằng giải pháp Tài chính nhúng.

Phần 3: Phát triển sản phẩm số tối ưu hiệu quả hoạt động BFSI

Cuối cùng là phần trình bày của Mr. Hoàng Nguyễn, Head of Product Design tại GEEK Up với chủ đề Xây dựng và phát triển sản phẩm số cho doanh nghiệp BFSI.

Đứng dưới góc nhìn của một doanh nghiệp đang trong giai đoạn đặt nền móng của quá trình chuyển đổi số, ông Hoàng đã liệt kê ra những ưu – nhược điểm khi lựa chọn đội ngũ nội bộ (In-house team), đơn vị gia công sản phẩm số (Outsourcing Provider) và đối tác xây dựng sản phẩm số (Product Partner) như sau:

Nhìn chung, theo ông Hoàng phân tích, lựa chọn phù hợp nhất phụ thuộc vào tính đặc thù, quy mô và chiến lược của doanh nghiệp trong từng thời điểm.

  • Đối với các tập đoàn lớn, họ có thể mua dịch vụ của một công ty công nghệ mà không cần mất nhiều thời gian xây dựng đội ngũ nội bộ (In-house team).
  • Ngược lại, đối với các startup mới quy mô nhỏ, đơn vị gia công sản phẩm số (Outsourcing Provider) là lựa chọn thích hợp nhất.
  • Trong trường hợp những doanh nghiệp có quy mô vừa tầm, đang tìm kiếm giải pháp tối ưu các sản phẩm số để phát triển hoạt động kinh doanh với chi phí hợp lý, việc tìm đến đối tác xây dựng sản phẩm số (Product Partner) sẽ là lựa chọn tối ưu.

Để kết thúc phần trình bày của mình, ông Hoàng đã đúc kết 3 bài học quan trọng mà doanh nghiệp BFSI đang trong quá trình chuyển đổi số cần lưu ý:

  • Thứ nhất, các thành viên trong đội ngũ chuyển đổi số cần có tư duy tốt về các sản phẩm số.
  • Thứ hai, đội ngũ nhân sự cần thấu hiểu rõ yêu cầu, quy trình, cách thức vận hành để hiểu rõ bài toán kinh doanh, giới hạn về mặt công nghệ và tìm ra giải pháp phù hợp.
  • Cuối cùng, đó là triển khai kế hoạch cẩn thận, có hệ thống giám sát, cập nhật trạng thái tự động để thuận tiện cho việc theo dõi và giải quyết lỗi phát sinh nhanh chóng, hiệu quả.

Sự kiện gần đây

Xem tất cả 16 sự kiện

Tailor-made Digital Journeys – Redefining Banking Through Customer-Centric Solutions Thumbnail
OFFLINE

Tailor-made Digital Journeys – Redefining Banking Through Customer-Centric Solutions

05/12/2024
30 khách tham dự
Tailor-made Digital Solutions For The Next Move of Digital Banking Thumbnail
OFFLINE

Tailor-made Digital Solutions For The Next Move of Digital Banking

14/11/2024
50 khách tham dự
Digital Product in Wealth Management Thumbnail
OFFLINE

Digital Product in Wealth Management

26/06/2024
50 khách tham dự
Build a Scalable & Authentic Loyalty Solution in BFSI & Retail Thumbnail
OFFLINE

Build a Scalable & Authentic Loyalty Solution in BFSI & Retail

11/01/2024
50 khách tham dự
LogoTrusted Product Partner
GEEK Up Technology JSC. All Rights Reserved 2022
Văn phòng
244/31 Huỳnh Văn Bánh, Quận Phú Nhuận,
TP. Hồ Chí Minh